Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Giới thiệu bộ đĩa (Audio book) kể chuyện + nghe nhạc cổ điển!

Ngày nay, các bậc phụ huynh thường hoang mang không biết nên lựa chọn cho con em mình đọc gì, nghe gì, xem gì giữa rừng ấn phẩm bắt mắt nhưng tính giáo dục lại ít được đề cao trên thị trường. Vẫn biết rằng thiếu nhi ngày nay thường thích xem truyện tranh hay đĩa hình nhưng chúng ta cũng không chắc rằng có thể kiểm soát được hoàn toàn nội dung của các sản phẩm đó. Với ý tưởng mang lại một bộ sản phẩm vừa có tính giải trí, vừa giàu tính giáo dục góp phần định hướng và nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật cho trẻ nhỏ, chúng tôi thực hiện bộ đĩa Chị Hằng Nga kể chuyện với 24 CD, trong đó mỗi CD gồm những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, các tuyệt phẩm âm nhạc thế giới hoặc trích đoạn nổi tiếng, cuối đĩa giới thiệu những bài dân ca ngọt ngào của các vùng miền trên khắp đất nước. Các bậc phụ huynh nên bật CD trước khi đi ngủ để rèn luyện cho các bé một thói quen tốt. Qua ngày tháng, những câu chuyện hay, những bài học quý giá, những giai điệu đẹp ấy sẽ vô hình thấm vào tâm hồn của trẻ nhỏ, góp phần phát triển nhân cách và nhận thức của trẻ trong tương lai. Khoa học đã chứng minh, nghe nhạc giúp phát triển trí tuệ cho trẻ ngay từ trong bào thai. Việc các bạn tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển những nhân tố tốt đẹp trong tâm hồn bé thơ cũng giống như việc xây nhà cần làm thật chắc từ phần móng. Đó cũng là ý tưởng và tâm huyết của chúng tôi khi thực hiện bộ sản phẩm này.


- Mỗi câu chuyện một bài học giáo dục

- Giới thiệu các tuyệt phẩm âm nhạc thế giới

- Tấm gương lao động, học tập của các thiên tài

- Góp phần định hướng đạo đức và thẩm mỹ cho trẻ

- Những câu chuyện và bản nhạc êm ái giúp bé ngủ ngon

- Món quà ý nghĩa tặng các bạn nhỏ từ 5 đến 10 tuổi


CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 1
Chủ đề:
Những người bạn bốn chân

Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Ba chú heo con 16 : 23
2. Hai con ngựa 07 : 16
3. Chuột con ngốc nghếch 06 : 45
4. Chú thỏ tinh khôn 06 : 28
5. Mèo làm thân với chuột 08 : 39
Phần II: Âm nhạc thường thức
6. Nghe nhạc cổ điển: Con Cu-li 01 : 00
Sáng tác: L.V. Beethoven
7. Kể chuyện âm nhạc: Nghị lực phi thường của Beethoven 04 : 11
8. Nghe dân ca: Hòa tấu Lý ngựa ô – Dân ca Nam Bộ 02 : 50

Trong CD Chị Hằng Nga kể chuyện – Vol 1 các bạn sẽ được nghe trích đoạn chủ đề 1 giao hưởng số 9 - bản giao hưởng được xem như một bản thánh ca về cuộc sống con người và cũng chính là bản nhạc đã được các phi hành gia của phi hành đoàn Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người gửi đến các nền văn minh ngoài hành tinh.

Câu chuyện: Nghị lực phi thường của Beethoven
Ludwich Van Beethoven (Lut-vich Van Bét-tô-ven) là nhạc sĩ thiên tài, nhà chỉ huy dàn nhạc, nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới người Đức. Ông sinh năm 1770 mất năm 1827. Cuộc đời Beetthoven là một tấm gương về sức sáng tạo với một nghị lực phi thường. Năng khiếu âm nhạc đặc biệt của Beethoven được bộc lộ sớm đã làm người cha của ông hết sức kỳ vọng. Với mong muốn con trai mình sẽ trở thành thần đồng như Mozart, cha của Beethoven đã bắt cậu bé mới 4 tuổi phải luyện tập piano và violon quá sức. Tuy nhiên, với lòng say mê âm nhạc mãnh liệt, Beethoven đã vượt qua những căng thẳng và mệt mỏi do phương pháp luyện tập thiếu khoa học mà người cha đã áp đặt cho cậu. Beethoven luôn luôn cố gắng học tập và hầu như chưa bao giờ ông hài lòng với những kiến thức mình có được. Năm 17 tuổi, Beethoven đã từng sang thủ đô nước Áo để gặp Mozart. Trong lần gặp gỡ ấy, Mozart đưa ra một chủ đề và Beethoven đã ứng tác rất xuất sắc trên đàn piano. Sau khi nghe xong, Mozart quay sang nói với các bạn đồng nghiệp; “Mọi người hãy để ý chàng trai trẻ này, chắc chắn thế giới sẽ còn phải nói nhiều đến anh ta” và Mozart đã hứa sẽ dạy cho Beethoven. Nhưng Beethoven phải quay về quê nhà gấp bới mẹ cậu ốm nặng và qua đời sau đó ít hôm. Đây thực sự là mất mát tinh thần rất lớn lao của Beethoven. Sau đó, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn đã không cho phép ông có cơ hội quay lại để theo học Mozart vĩ đại. Song với trí tuệ và nghị lực lớn lao, chính những khó khăn lại trở thành động lực thúc đẩy ông vươn lên trong học tập và lao động sáng tạo. Ý chí đó thể hiện rất rõ qua nội dung các tác phẩm âm nhạc của ông sau này. Khi ông 26 tuổi, thính giác của ông bắt đầu kém dần và điếc hẳn. Lúc đầu ông rất tuyệt vọng và đau khổ nhưng rồi ông đã lấy lại được tinh thần lạc quan và tiếp tục sáng tác với lòng nhiệt tình và sự tập trung cao độ. Có thời kỳ những khó khăn trong cuộc sống riêng tư cùng với bệnh tật đã làm cho Beethoven lâm vào cảnh khốn cùng. Tuy nhiên, ngay cả trong những năm tháng bi thảm cuối đời ông vẫn tiếp tục sáng tác và để lại cho đời nhiều tác phẩm vĩ đại, trong đó có Giao hưởng số 9 (còn gọi là giao hưởng Hướng tới niềm vui). Tuyệt tác này được hoàn thành và công diễn năm 1824, lúc đó ông 54 tuổi. Buổi diễn tấu đã làm rung động sâu sắc lòng người. Nhưng Beethoven lại không nghe được tiếng vỗ tay như sấm động của cả hội trường. Chỉ đến khi một nữ ca sĩ chạy đến quay người ông về phía thính giả thì ông mới nhận ra sự phấn khích tột độ và cả những giọt nước mắt xúc động trên gương mặt họ.


CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 2
Chủ đề:
Những người bạn biết bay
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Quạ và chim sẻ 05 : 23
2. Ong nhỏ dũng cảm 14 : 02
3. Công và quạ 04 : 42
4. Chim sẻ và đại bàng 05 : 13
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc: La paloma (Chim bồ câu) 03 : 10
Sáng tác: S. Yradier
6. Kể chuyện âm nhạc: Năng khiếu kỳ diệu của loài chim 02 : 26
7. Nghe dân ca: Hòa tấu Lý con sáo - Dân ca Nam Bộ 02 : 58

CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 3
Chủ đề:
Những người bạn trong rừng
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Cá sấu và chó rừng 12: 36
2. Cáo và chim hét 17 : 04
3. Những ân huệ bị lãng quên 09 : 09
4. Sói và bảy con dê nhỏ 16 : 56
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc cổ điển: Nocturne No. 2 (Dạ khúc) 04 : 24
Sáng tác: F. Chopin
6. Kể chuyện âm nhạc: Thời niên thiếu của Chopin 04 : 28
7. Nghe hát dân ca: Chim sáo - dân ca Khơ-me 01 : 47

CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 4
Chủ đề:
Phép lạ của ông Bụt
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Tấm Cám 17 : 53
2. Con ngỗng kì lạ 08 : 34
3. Bảy điều ước 09 : 36
4. Cây tre trăm đốt 08 : 48
5. Tham thì thâm 12 : 58
Phần II: Âm nhạc thường thức
6. Nghe nhạc cổ điển: Rêverie (Giấc mơ) 03 : 10
Sáng tác: R. Schumann
7. Kể chuyện âm nhạc: Nhạc sĩ thiên tài Schumann 03 : 41
8. Nghe dân ca: Hòa tấu Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa 02 : 46


Câu chuyện: Nhạc sĩ thiên tài Schumann
Robert Schumann (Rô-bớt Su-man) là nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc tài hoa của thế giới, được xem là nhân vật tiêu biểu cho thời kỳ đỉnh cao của âm nhạc chủ nghĩa lãng mạn. Ông sinh tại một thị trấn nhỏ nước Đức năm 1810 và mất năm 1856. Schumann xuất thân trong một gia đình làm nghề xuất bản sách, bố ông là một trí thức có hiểu biết nên đã rất khuyến khích những ham thích nghệ thuật của con trai. Lên 7 tuổi, cậu bé đã bộc lộ tài năng đặc biệt qua các sáng tác âm nhạc và các buổi biểu diễn piano và. Cậu rất chăm chỉ luyện tập piano dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo giỏi. Nhờ đó tiếng đàn piano ngày càng điêu luyện.
Có một giai thoại rất nổi tiếng chứng minh thiên tài diễn tấu ngẫu hứng piano của Schumann với phong cách “vẽ chân dung bằng âm nhạc” độc đáo.
Năm Schumann 10 tuổi, cha ông vì muốn bồi dưỡng và luyện tập tài năng piano của đứa con, nên cho phép ông được mở nhạc hội ban đêm vào cuối tuần. Một đêm nọ, Schumann đang đàn một khúc biến tấu của Beethoven. Khi nhạc khúc bước vào biến tấu thứ hai thì ông quay mặt nhìn cha một cách nghịch ngợm. Đó là ám hiệu mà ông quen dùng để muốn nói ông sẽ dùng tiếng đàn piano để vui đùa với cha. Quả nhiên, bản nhạc thông qua một sự chuyển đổi tài tình, biến thành sự vẽ tranh ngẫu hứng, trước tiên ông vẽ anh chàng nghịch ngợm Franz, tiếp đó âm nhạc chuyển sang một đoạn khác, tốc độ không nhanh nhưng tiết tấu rõ ràng, bộc lộ sự cẩn trọng nhưng ít nhiều hài hước. Đó là vẽ ai, cuối cùng, mọi người đều nhìn về phía người cha của ông cười rộ lên. Không phải sao, ngay đến những cọng râu bật lên của người cha đều được thể hiện qua tiếng piano.
Các bạn thân mến, tài năng chơi piano của Schumann đang độ phát triển thì thật đáng tiếc cậu bị hỏng tay. Nguyên nhân là do ngón tay bẩm sinh của Schumann hơn ngắn. Với ước mơ cháy bỏng chơi được những bản nhạc có quãng rộng của người lớn, Schuamnn cũng giống như bao cậu bé thông minh và hiếu động bèn nghĩ cách chế tạo ra một cái máy nhằm kéo dài các ngón tay. Nhưng kết quả đã không như ý muốn của cậu mà trái lại Schumann đã bị hỏng ngón tay, vĩnh viễn không bao giờ biểu diễn piano được nữa. Từ đó, Schumann tập trung vào con đường sáng tác và để lại cho chúng ta ngày nay rất nhiều tác phẩm có giá trị. Trong CD Chị Hằng Nga kể chuyện – Vol 4 chúng ta sẽ cùng thưởng thức một tác phẩm viết cho piano rất nổi tiếng của Schumann đó là bài Rêverie (Giấc mơ). Các bạn nhỏ hãy nói với bố mẹ biết những ước mơ của mình. Hãy luôn cố gắng học tập và đừng làm những viêc bồng bột tương tự như cậu bé Schumann mà đánh mất luôn giấc mơ đẹp nhất của đời mình đấy nhé.

CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 5
Chủ đề:
Chuyện về tình anh em
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Ba anh em 05 : 41
2. Anh và em gái 15 : 32
3. Sự tích trầu cau 07 : 25
4. Người anh tham lam 06 : 48
5. Bảy con quạ 06 : 42
Phần II: Âm nhạc thường thức
6. Nghe hát: Làm anh 03 : 18
Nhạc: Cù Minh Nhật
Lời: Thơ Phan Thị Thanh Nhàn
7. Nghe nhạc cổ điển: Invention No. 13 03 : 41
Sáng tác: J. S. Bach
8. Kể chuyện âm nhạc: J. S. Bach - đỉnh cao của âm nhạc 02 : 46


CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 6
Chủ đề:
Những nàng công chúa xinh đẹp
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn 21 : 38
2. Nàng công chúa ngủ trong rừng 09 : 22
3. Bầy thiên nga 34 : 47
Phần II: Âm nhạc thường thức
4. Nghe nhạc cổ điển: Swan’s dance (Điệu nhảy của Thiên Nga) 1 : 59
Sáng tác: P. I. Tchaikovsky
5. Kể chuyện âm nhạc: Tchaikovsky và vũ kịch Hồ Thiên nga 03 : 30
6. Nghe hát dân ca: Chúc mừng - Dân ca Nga, lời Việt Hoàng Lân 02 : 13


CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 7
Chủ đề:
Những chàng trai tài giỏi

Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Alibaba và bốn mươi tên cướp 20 : 17
2. Ông tướng gầy 11 : 23
3. Trái tim dũng cảm 14 : 59
4. Con thần mã 17 : 33
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc cổ điển: Le petit cavalier (Chàng kỵ sĩ dũng cảm) 01 : 22
Sáng tác: R. Schumann
6. Kể chuyện âm nhạc: Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia 02 : 36
7. Nghe dân ca: Hòa tấu Ru con - Dân ca Nam Bộ 06 : 32

CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 8
Chủ đề:
Những cô bé đáng yêu

Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Cô bé tí hon 12 : 17
2. Cô bé bán diêm 12 : 25
3. Cô bé quàng khăn đỏ 07 : 14
4. Ngôi nhà trong rừng 13 : 42
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc cổ điển: Für Elise (Gửi Ê-li) 03 : 57
Sáng tác: L. V. Beethoven
6. Kể chuyện âm nhạc: Thiên tài Beethoven và bí ẩn về “Bức thư gửi nàng Elise” 07: 36
7. Nghe dân ca: Hòa tấu Bèo dạt mây trôi - Dân ca Quan họ Bắc Ninh 03 : 00


CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 9
Chủ đề:
Những cuộc phiêu lưu kỳ thú
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Alice ở xứ sở thần tiên 18 : 27
2. Cuộc ngao du của tí hon 11 : 34
3. Chú lính chì dũng cảm 14 : 06
4. Henxen va Greten 16 : 20
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng 04 : 27
6. Nghe nhạc cổ điển: Xô-nát Ánh trăng 05 : 55
Sáng tác: L. V. Beethoven
7. Nghe dân ca: Hòa tấu Lý cái mơn – Dân ca Nam Bộ 03 : 43

CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 10
Chủ đề:
Sự tích các loài hoa

Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Sự tich hoa mai vàng 15 : 42
2. Sự tích hoa nhài 06 : 22
3. Sự tích hoa phượng 09 : 24
4. Sự tích hoa mộc lan 13 : 57
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc cổ điển: Spring song (Bài ca mùa xuân) 01: 31
Sáng tác: W. A. Mozart
6. Kể chuyện âm nhạc: Nhạc sĩ thiên tài Mozart 10 : 40
7. Nghe hát dân ca: Mưa rơi – Dân ca Xá 02 : 28


CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 11
Chủ đề:
Chuyện về trí thông minh
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Một đòn chết bảy 19 : 11
2. Cô gái thông minh 12 :33
3. Ba túi trí khôn 07 : 17
4. Chuyện nàng Phatima 06 : 18
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc cổ điển: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ 03 : 15
Sáng tác: W. A. Mozart
6. Kể chuyện âm nhạc: Mô-da - Thần đồng âm nhạc 06: 38
7. Nghe dân ca: Hòa tấu Tứ quý - Dân ca Bắc Bộ 02 : 53

CHỊ HẰNG NGA KỂ CHUYỆN - VOL 12
Chủ đề:
Chuyện về lòng nhân ái
Phần 1: Kể chuyện cổ tích
1. Viên ngọc băng xuyên 14 : 33
2. Ong chúa 05 : 51
3. Con ngỗng vàng 11 : 51
4. Truyền thuyết hoa hồng 14 : 19
Phần II: Âm nhạc thường thức
5. Nghe nhạc cổ điển: Ave Maria 04 : 46
Sáng tác: F. Schubert
6. Kể chuyện âm nhạc: Cuộc đời của nhạc sĩ Schubert 05 : 48
7. Nghe dân ca: Hòa tấu Hát ru và cò lả - Dân ca Bắc Bộ 04 : 24

Trong CD Chị Hằng Nga kể chuyện – Vol 12 các bạn sẽ được nghe nhạc bản nhạc cổ điển: Ave Maria bất hủ.

SẮP PHÁT HÀNH


VOL 13 Chuyện về tính kiêu ngạo phải trả giá
VOL 14 Những vị thần tài ba
VOL 15 Chuyện về lòng hiếu thảo
VOL 16 Sự tích các loài cây
VOL 17 Truyện dân gian Việt Nam
VOL 18 Những bảo bối thần kỳ
VOL 19 Sự tích loài vật
VOL 20 Những nàng tiên kiều diễm
VOL 21 Những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng 1
VOL 22 Những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng 2
VOL 23 Những chuyện vui dân gian Việt Nam
VOL 24 Những chuyện vui dân gian thế giới


Mời các bạn tìm đọc sách nhạc:

Đàn Organ
* Hướng dẫn học đàn Organ cho thiếu nhi (kèm CD đánh mẫu)
* Giúp bé học đàn Organ – phần cơ bản (kèm CD đánh mẫu)
* Giúp bé học đàn Organ – phần nâng cao (kèm CD đánh mẫu)
* Organ măng non – mỗi tuần một bài học - phần 1 (kèm CD đánh mẫu)
* Organ măng non – mỗi tuần một bài học - phần 2 (kèm CD đánh mẫu)
* Organ thực hành 143 bài hát mẫu giáo
* Organ thực hành cho thiếu nhi (tiểu học)
* Organ thực hành cho học sinh THCS

Đàn Ghi-ta
* Học đệm ghi ta qua những bản tình ca nổi tiếng (kèm CD đánh mẫu)
* Hướng dẫn tự học ghi-ta
* Học ghi ta theo phương pháp Carulli (kèm CD đánh mẫu)
* 25 tác phẩm ghi ta bất hủ cổ điển được yêu thích
* Những tuyệt phẩm ghi-ta nổi tiếng thế giới

Đàn Piano
* Piano cho thiếu nhi tuyển tập 220 tiểu phẩm nổi tiếng - phần 1 (kèm CD đánh mẫu)
* Piano cho thiếu nhi tuyển tập 220 tiểu phẩm nổi tiếng - phần 2 (kèm CD đánh mẫu)
* Piano cho thiếu nhi tuyển tập 220 tiểu phẩm nổi tiếng - phần 3 (kèm CD đánh mẫu)
* Piano cho thiếu nhi tuyển tập 220 tiểu phẩm nổi tiếng - phần 4 (kèm CD đánh mẫu)
* Piano cổ điển được yêu thích - Phần 1
* Piano cổ điển được yêu thích - Phần 2
* Piano Méthode Rose (Piano phương pháp hoa hồng, kèm CD đánh mẫu)

Sách cho giáo viên dạy nhạc
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 1.
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 2
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 3
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 4
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 5
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 6
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 7
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 8
* Giúp giáo viên sử dụng tốt đàn phím diện tử trong thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 9

Tuyển tập ca khúc theo chủ đề:
* Bức thư tình đầu tiên
* Bức thư tình thứ hai
* Bức thư tình thứ ba
* Biển nhớ
* Nhớ mùa thu Hà Nội
* Tình ca người lính
* Cơn mưa tình yêu
* Miền Trung thương nhớ

Tập ca khúc thiếu nhi

* Bé tập hát (kèm CD dạy hát)
* Đội kèn tí hon (kèm CD dạy hát)
* Trường chúng cháu đây là trường mầm non (kèm CD dạy hát)
* 50 bài hát mẫu giáo được yêu thích
* 50 bài hát nhi đồng được yêu thích
* 50 bài hát thiếu niên được yêu thích
* Nu na nu nống (kèm CD)
* Cả nhà ta cùng thương yêu nhau (kèm CD)
* Đàn ga trong sân (kèm CD)
* Cháu đi mẫu giáo (kèm CD)
* Cánh én tuổi thơ (kèm CD)

Địa chỉ mua:
Biên tập: NS Cù Minh Nhật
Kể chuyện: Chị Hằng Nga
Phòng thu: Viet IDO Media
Thiết kế: K&C Sài Gòn
Phát hành phía Nam:
Chi nhánh NXB Âm nhạc số 7 Nguyễn Thị Minh Khai – Q1 – Tp HCM
ĐT và FAX (08) 38292793 ĐTDD 0918906663
Phát hành phía Bắc:
Cửa hàng Hồ Gươm Audio - Video 33 Hàng Bài - Hà Nội
ĐT (04) 38256463 FAX (04) 39368621
Hòm thư góp ý: Chihangngakechuyen@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét