Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

[Audio Book] Dấu Chân Trên Cát - Mika Toimi Waltari | Đọc: Tâm Kiến Chánh


Từ khi ngồi trên ghế trường đại học, Ai Cập cổ đại đã thu hút chúng tôi với mãnh lực của sự “huyền bí” . Một trong những cái nôi văn minh cổ xưa nhất của loài người ấy ghi dấu ấn không phai mờ trong chúng tôi là các kim tự tháp đồ sộ, hùng vĩ, độc đáo trên sa mạc mênh mông, là tục ướp xác kỳ lạ, các tác phẩm điêu khắc là tuyệt tác của nhân loại. Song, điều làm tôi đặc biệt ấn tượng, say mê ở Ai Cập cổ đại là cuộc cải cách tôn giáo có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử thế giới cổ đại . Ngày ấy, chúng tôi không có tài liệu nào cung cấp những hiểu biết cơ bản về cuộc cải cách này hơn những lời thầy tôi giảng ở lớp và cuốn giáo trình Lịch sử cổ đại phương Đông của thầy Chiêm Tế trong chưa đầy hai trang sách. Tôi ao ước tìm kiếm thêm nguồn tài liệu bổ khuyết cho vấn đề ấy.

Một ngày cuối hạ năm 2010, tôi nhìn thấy cuốn “Dấu chân trên cát” đặt trên giá sách lịch sử trong nhà sách Phú Xuân, Huế. Tiêu đề không có gì là sử, liếc nhìn bìa sách “một dãy dấu chân in trên cát trắng mịn màng” lại do Nguyên Phong phóng tác – Rõ ràng là một cuốn sách văn học nhưng tại sao nó lại được đặt trên giá lịch sử? Nhìn kỹ mới thấy một dòng ghi chú bên dưới tên sách màu đỏ đề Theo The Egyptian của Mika Waltari. Người Ai Cập à? Tò mò quá!

Lật trang sách, mắt tôi dán vào những dòng đầu tiên dù tiểu sử tác giả nằm ngay ở trang bên cạnh: “Tôi tên là Sinuhe, câu chuyện tôi kể lại sau đây là chuyện của tôi, một người Ai Cập …” Sinuhe à? Tôi có biết Sinuhe trong Truyện về Sinuhe của văn học Ai Cập cổ đại, vốn chỉ được tóm tắt sơ lược trong các sách về văn minh thế giới hay phần văn hóa Ai Cập cổ đại mà thôi. Quả thật đây là Sinuhe của Ai Cập rồi!

Tôi không rời mắt khỏi những dòng văn viết với ý tứ sâu sắc của một người con xa quê hương: “Người Ai Cập có thành ngữ: “Kẻ nào đã uống nước sông Nile thì không thể nào uống nước ở đâu được nữa”. Quả thế, tuy sống tại Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được Ai Cập, quê hương thân yêu của tôi. Mặc dù hiện nay được giải khát bằng những loại rượu nho thơm ngon nhất của Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được hương vị trong mát, ngọt ngào của những bình nước được múc lên từ sông Nile, dòng sông mà người Ai Cập thường gọi là “mẹ Nile”, một danh từ tràn đầy thương yêu, không bút mực nào có thể tả xiết”.

Nguồn     : Internet
Tác giả     : Mika Toimi Waltari
Kiểu tập tin     : MP3
Độ lớn tập tin     : 500MB


DOWNLOAD

http://www.mediafire.com/?1nkbgxnkvg86q

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét